Sunday, January 6, 2019

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ khi ho, biện pháp cho bà mẹ đảm

Ho không phải bệnh lý mà là biểu hiện bên ngoài của các bệnh viêm đường hô hấp, và nôn trớ thường là triệu chứng đi kèm sau khi ho. Điều này dẫn đến mệt mỏi, chán ăn,sút cân, lâu khỏi bệnh… kéo theo các bệnh lý về tiêu hóa. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ khi ho, cùng tìm hiểu các giải pháp mà bà mẹ đảm nên làm.

Cách xử trí nhanh khi trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ khi ho

Khi trẻ bị ho cũng không hẳn là tình trạng xấu của bệnh, trẻ ho là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể trẻ giúp tống xuất đờm, virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cơn ho kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất sức và khi ho khiến đường tiêu hóa bị kích thích, tăng co bóp dạ dày-ruột dẫn đến nôn. Chính vì vậy khi trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ các mẹ cần lưu ý những điều sau để giảm thiểu tối đa tình trạng ho kéo dài và cảm giác khó chịu cho bé sau khi nôn.

  • Khi trẻ ho và nôn trớ các mẹ cần lấy khăn lau sạch miệng cho bé và quấn khăn ăn quanh cổ để phòng trường hợp bé nôn tiếp.
  • Đặt bé nằm yên, kê cao đầu sao cho phần thân trên cao hơn phía dưới. Trong khi bé đang ho và nôn thì mẹ nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm cho bé. Đặc biệt, tuyệt đối không bế sốc bé lên sẽ khiến dịch nôn tràn vào phổi. 
  • Vuốt lưng và ngực cho bé theo chiều từ trên xuống để tránh tình trạng trào ngược và giảm cơn ho, nôn trớ cho bé.
  • Sau khi trẻ hết cơn ho và nôn trớ cần lâu sạch miệng cho bé, thay quần áo sạch và cho bé uống chút nước để giảm cảm giác khó chịu trong miệng và bớt mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ sẽ bị mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho con bằng cách cho con uống nước ấm hoặc nước oresol từng chút một, có thể cho bé bú để bổ sung nước những nếu thấy bé khó chịu thì không nên ép bú sữa nữa. 
  • Ngoài ra, mẹ nên sử dụng thêm các loại siro ho được bào chế từ thảo dược, hoặc các bài thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ đường hô hấp, giúp bé giảm ho, giảm nôn trớ khi ho.

Hạn chế ho và nôn trớ cho trẻ sơ sinh


"Phòng còn hơn chống" câu nói không bao giờ sai, đây cũng chính là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất dành cho trẻ sơ sinh tránh và giảm tối đa tình trạng ho và nôn trớ khi ho, nguyên nhân khiến trẻ bị chám ăn, sút cân nhanh chóng. Để tráng cho trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ các mẹ cần lưu ý những điều sau: 
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ.
  • Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng 100% sữa mẹ là tốt nhất.
  • Để ý sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ thay đổi trong ngày để chú ý ăn mặc cho trẻ phù hợp, giúp bé thích nghi dần với thời tiết thay đổi để đề kháng của bé quen với mọi kiểu thời tiết. 
  • Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ cũng có thể do nguyên nhân mẹ cho ăn quá no, bú quá nhiều hoặc tư thế bú của trẻ không đúng. Nên cho bé ăn từ từ, vừa đủ và chú ý đến tư thế ăn của trẻ tránh hiện tượng ho và nôn trớ. 
  • Không nên mặc quần áo hay quấn tã chật cho trẻ khiến kích thích dạ dày và phổi gây khó thở và nôn trớ cho trẻ.
  • Chú ý và ghi nhớ những thực phẩm hay loại thành phần thuốc mà bé ki kích ứng hay dị ứng, nguy hiểm cho bé. 
Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên mẹ cũng không được chủ quan với những hiện tượng này. Cần có những biện pháp cử lý kịp thời và nếu hiện tượng này kéo dài hoặc những hiện tượng lạ kéo theo cần có sự can thiệp của bác sĩ kịp thời.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: