Thursday, November 22, 2018

Áo dài Việt Nam sự phát triển trải dài theo lịch sử

Áo dài là trang phục truyền thống mang tính lịch sử và biểu tượng văn hóa dân tộc đáng tự hào của Việt Nam. Tà áo dài Việt Nam tồn tại và phát triển theo từng thời đại của Việt Nam. Những thay đổi của áo dài như một cuốn phim chân thực nhất dòng lịch sử của nước ta. 


Cho tới nay Không thể xác định chính xác thời điểm ra đời của tà áo dài nhưng có thể khẳng định áo dài Việt Nam ra đời từ rất lâu rồi. Nhiều người lầm tưởng rằng áo dài Việt có nguồn gốc từ sườn xám của Trung Quốc nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, đi ngược lại dòng lịch sử. Sườn xám mới xuất hiện vào khoảng năm 1920, do bà Tống Mỹ Linh, vợ của ông Tướng Giới Thạch may theo áo của Việt Nam. Áo dài đã có cách đây hàng ngàn năm, gắn với những sinh hoạt đời thường như làm ruộng, giã gạo, chăn nuôi gia súc…và điều đó đã được chứng minh bởi hình ảnh chiếc áo dài khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Một nét đẹp văn hóa truyền thống đáng tự hào. Cùng thời trang 247 nhìn lại nhưng bước phát triển trải dài theo bề dày lịch sử nước Việt của tà áo dài.

1. Áo giao lãnh


Khởi đầu phải kể đến áo giao lãnh, đây là kiểu áo sơ khai nhất, là bước chân đầu tiên của nền văn hóa áo dài Việt. Áo giao lãnh hay còn gọi là áo đối lĩnh với thiết kế áo rộng, xẻ 2 bên hông thành 2 tà, dài tay, cổ tay may rộng, thân dài chấm gót chân. Khi mặc, thân áo may bằng 4 tấm vải khoác ngoài yếm lót, phối với váy đen và thắt lưng màu. Mô tả đến đây chắc hẳn ai cũng sẽ tưởng tượng ra chiếc áo giống với áo tứ thân, nhưng áo giao lãnh khác áo tứ thân là 2 vạt trước không buộc lên mà thả vạt. Có lịch sử kể rằng, hai Bà Trưng khi đánh giạc đã mặc áo 2 tà màu vàng nên để tỏ long tôn kính người ta không dùng áo 2 tà mà mặc áo 4 tà.

2. Áo dài tứ thân

Nếu nói đến thế kỷ 17 sẽ nghĩ đến hình ảnh cô gái Bắc Kỳ với chiếc ao tứ thân trên đôi gốc rễ tre. Đây cũng là thời kỳ ra dời của áo tứ thân - phiên bản áo dài thứ 2 nổi bật của lịch sử Việt. Áo tứ thân ra đời chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân nên nó được biến hóa hơn và phù hợp hơn với công việc thường ngày so với áo giao lãnh. Thiết kế của áo tứ thân với 2 vạt trước tách đôi và buộc với nhau ở trước bụng và 2 vạt đằng sau may liền với nhau thành một tà áo. Áo tứ thân thường được nhuộm màu tối củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để nhuộm màu tự nhiên cho bộ áo tứ thân để tiện cho công việc đồng áng. 


Không chỉ mang trong mình sự tiện lợi mà áo tứ thân còn có ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của 2 vợ chồng. Không thể thiếu trong tổng thể trang phục là chiếc khăn mỏ quạ bộ tóc vấn đuôi gà và nón quai thao tạo nên hình ảnh người con gái tần tảo dịu hiền. 

3. Áo ngũ thân


Cải tiến hơn của chiếc áo tứ thân,thời vua Gia Long (1802-1819), áo ngũ thân ra đời và lần này có vẻ chiếc áo dài này sinh ra để dành cho giai cấp, tầng lớp trên. Như để phân biệt với tầng lớp lao động nghèo, giai cấp giàu và có địa vị hơn sẽ mặc áo ngũ thân với thiết kế vẫn 4 vạt như áo tứ thân như lại được may liền với nhau thành vạt trước vạt sau, bên cạnh đó sẽ có thêm một vạt thứ 5 dưới vạt trước như là một lớp lót. Áo sẽ có phom rộng và có cổ. Trong một gia đình chủ sẽ mặc áo ngũ thân phân biệt với người ở mặc áo tứ thân. Kiểu áo này thịnh hành đến đầu thế kỷ 20 mới chấm dứt. 

4. Áo dài Le Mur

Một loại áo dài cách tân hoàn toàn từ áo ngũ thân - Áo dài Le Mur, tên áo được lấy từ tên tiếng Pháp của họa sĩ Cát Tường - người phát minh ra chiếc áo này. Ra đời vào năm 1939 với thiết kế có sự biến đổi lớn theo dòng phát triển của áo dài đến thời điểm bấy giờ. Áo dài Le Mur là phiên bản áo dài đương đại đầu tiên của Việt Nam và cũng chính vì quá khác với những thiết kế áo dài trước nên nó đã từng bị bị lên án vì “lai căng” với châu Âu. 


Áo dài Le Mur đã không còn "trung thành" với những thiết kế trước nũa mà nó tăng mạnh hơn vào việc phô diện thân hình yêu kiều hơn với thiết kế ôm sát đường cong cơ thể tăng thêm vẻ yêu kiều, gợi cảm, với 2 vạt trước sau. Vạt trước của áo dài còn chấm đất để trông uyển chuyển hơn trong mỗi bước đi. Đáng chú ý nhất vẫn là thiết kế cách điệu của cúc áo được chuyển dịch sang bên sườn chạy từ vai xuống một bên sườn nhấn nhá thêm vẻ nữ tính và những chi tiết mang chất Âu hóa rõ rệt như áo thắt eo, nối vai, tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ… mặc với quần ống loe. Chính vì vậy, cngx không khó hiểu khi ngay sau khi ra đời Áo dài Le Mur đã gặp phải những sự phản đối gay gắt của du luận do tính "lai căng" khá nặng, không đúng với chất của người con gái việt đảm đang tháo vát chứ không cần điệu đà , điều này là trái với "thuần phong mỹ tục". 

5. Áo dài Lê Phổ

Trước sự phản đối của mọi người với Áo dài Le Mur, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiếng và tạo nên áo dài Lê Phổ rất được hoan nghênh trong Hội chợ Nữ Công Đà Nẵng. Thiết kế của áo có sự thay đổi rõ với sự kết hợp của áo tứ thân và áo dài Le Mur. Nhấn nhiều hơn ở cổ áo, tay áo, cổ kín, tay không phồng lên, cài nút bên phải, áo ôm sát thân người, 2 vạt dưới được tự do bay lượn theo mỗi bước đi. Áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu và mặc với quần ống loe đã trở thành trang phục được yêu thích trong suốt nhiều thời kỳ. 

6. Áo dài Raglan (Giắc Lăng)


Vào những năm 1960 do nhà may Dung ở phường Đakao, Sài Gòn sáng tạo Áo dài Raglan với những điểm đặc sắc như hàng cúc bấm từ cổ chéo xuống nách góc 45 dộ và dọc theo hai bên sườn. Áo dài Raglan không còn những đường nhăn ở nách và vai, tà áo ôm khít người hơn giúp phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt đây cũng là nét đặc biệt của kiểu áo dài này. Áo dài Raglan mặc cùng với kiểu quần xéo may bằng vải mềm, được xếp xéo góc khi cắt, hông quần ôm sát người và hai ống dài qua mắt cá chân. Cách thiết kế của áo dài Raglan chính là cái nôi của những thiết kế áo dài cách tân sau này. 

7. Áo dài bà Nhu


Một kiểu dáng thiết kế của áo dài khác cũng gặp nhiều xôn xao dư luận khác là áo dài bà Nhu. Với thiết kế áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, lấy ý tưởng từ kiểu áo tầm vông của phụ nữ Khmer chưa lập gia đình. Bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu, người thiết kế ra kiểu áo dài này cũng là người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền, người đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, những buổi tiệc tùng, đi chơi... để từ đó hình ảnh áo dài Việt Nam đi vào tâm tưởng bạn bè quốc tế nhiều hơn. Ban đầu thiết kế cổ thuyền của bà bị phản đôi nhiều nhưng dần dần những ưu điểm và tiện lợi của loại thiết kế này mang lại nên áo dài bà Nhu lại được hoan nghênh theo cấp số nhân. Vì vừa đơn giản, tinh tế, giúp người mặc thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới lại tôn lên được vẻ đẹp truyền thống, hiện đại của người phụ nữ.

8. Áo dài chít eo, áo dài mini


Những năm 1960, lại có sự xuất hiện của kiểu áo dài mới - Kiểu áo dài chít eo, áo dài mini. Thời gian này việc sử dung áo ngực đã trở nên phổ biến hơn nên áo dài chít eo rất chặt được ưa chuộng vì giúp phô bày những đường cong cơ thể gợi cảm. ÁO dà mini có thiết kế tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể, đặc biệt thịnh hành với các nữ sinh Sài Thành. Ty nhiên kiểu áo dài này chỉ tồn tại trong vòng 10 năm mà thôi.

9. Áo dài hiện đại


Từ những năm 1970 đến nay chính là thời đại của những tà áo dài hiện đại. Trong thời gian này chính là sự phát huy vô bờ bến của các nhà thiết kế cho ra nhiều mẫu áo dài khác nhau, nhiều kiểu dáng hơn, nhiều mày sắc hơn. Đặc biệt ngày càng có sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ về ngành thời trang nên áo dài Việt cũng có những ảnh hưởng và thai đôi đi theo dòng chảy mạnh mẽ của thời trang quốc tế với nhiều mẫu mã mới mẻ đầy hiện đại hơn. Với những thiết kế áo dài cũ bạn có thể thấy được hình ảnh của người phụ nữ đoan trang dịu dàng, đảm đang tháo vát và đầy kín kẽ. Thì với những thiết kế áo dài hiện đại những đặc tính đó của người phụ nữ Việt vân còn phảng phát trong nó nhưng nhiều hơn là sự khỏe khoắn, hiện đại và đầy chủ động. Thiết kế sau này thể hiện nhiều hơn sự bình đẳng giới, quyền làm chủ và sự tự do của người phụ nữ hiện đại. 

Theo từng mốc lịch sử là từng mốc của thiết kế áo dài. Từng thời kỳ sẽ có văn hóa và có những gu ăn mặc khác nhau nên sẽ có những thiết kế áo dài đậm chất thời kỳ đó. Nhưng dù ở thời đại nào thì chiếc áo dài của phụ nữ Việt cũng mang đến hình ảnh người phụ nữ Việt dịu dàng hiền thục, đảm đang và thao vát đi vào lòng người. Chắc cũng vì vậy mà áo dài Việt Nam được la tỏa rộng rãi và đi vào thơ ca: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non." thơ Văn Tiến Lê.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: